Mê mẩn bãi cỏ lau đẹp hút hồn ở gần trung tâm thành phố
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng sầu riêng VN cần xây dựng ngay tiêu chuẩn/quy chuẩn quốc gia cho từng sản phẩm như sầu riêng tươi, đông lạnh, sấy khô và cho từng giống sầu riêng để các cơ quan chức năng có cơ sở để kiểm tra chất lượng chính xác, khách quan. Mặt khác cần quy định rõ chỉ có sầu riêng nào được phép xuất khẩu để bảo vệ thương hiệu quốc gia, tránh xuất khẩu tràn lan các giống không có uy tín.Cộng đồng game xôn xao vì... Alo Chủ Tướng
Ngày 19.3, ông Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Cà Mau. Tại đây, nhiều nội dung quan trọng về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi đã được thảo luận, định hướng cho năm 2025 với chủ đề "Tuổi trẻ Cà Mau tự hào, vững tin theo Đảng".Tại buổi làm việc, anh Nguyễn Hoàng Đạo, Bí thư Tỉnh đoàn Cà Mau, báo cáo những kết quả nổi bật trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thời gian qua. Năm 2025, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm, tổ chức 12 hoạt động phong trào cấp tỉnh, đồng thời tham gia 8 hoạt động cấp khu vực và toàn quốc.Đại diện lãnh đạo các ban, ngành của tỉnh đánh giá cao những kết quả đã đạt được, đồng thời đề xuất Đoàn thanh niên cần chủ động nghiên cứu, định hướng các mô hình tổ chức hoạt động phù hợp với xu thế mới.Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Hồ Hải ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Đoàn thanh niên tỉnh Cà Mau. Đồng thời, yêu cầu tập trung thực hiện hiệu quả chủ đề công tác năm 2025, chú trọng triển khai các công trình, phần việc có ý nghĩa thiết thực, có tính lan tỏa cao trong xã hội. Các hoạt động cần được chọn lọc để đảm bảo tính hiệu quả, lâu dài và có sản phẩm cụ thể.Bí thư Tỉnh ủy kỳ vọng tuổi trẻ Cà Mau tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, sáng tạo, đoàn kết, đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Nhận định M.U vs Liverpool (22g30 ngày 2.5): ‘Quỷ đỏ’ không muốn sớm trao chức vô địch cho Man City
Bản tin cập nhật từ MDM (Dự án giám sát hoạt động các đập thủy điện trên sông Mekong) cho biết, trong 3 tuần qua các con đập trên toàn lưu vực sông Mekong đã xả khoảng 1,5 tỉ mét khối nước. Nó đánh dấu sự khởi đầu của những đợt xả nước trong mùa khô năm 2025. Các đợt xả này là kết quả của nhu cầu sản xuất điện từ các con đập.Tổng lượng nước xả ra trong 3 tuần qua khoảng 1,5 tỉ mét khối, không phải là con số quá lớn. Dữ liệu từ những mùa khô trước cho thấy trong những tuần tới, mỗi con đập riêng lẻ của Trung Quốc có khả năng xả hơn cả tỉ mét khối nước một tuần.Các đợt xả này đã làm mực nước sông Mekong dâng lên và gây xáo trộn các hoạt động quan trọng trong mùa khô của những người dân sinh sống dọc theo con sông, những người trong số họ không được hưởng lợi từ việc sản xuất thủy điện. Các đợt xả nước này cũng phá vỡ các chu kỳ sinh thái tự nhiên của cá, động vật, thực vật và cây cối trong hệ thống sông Mekong, đe dọa đến sự ổn định của hệ sinh thái và cuộc sống của những người phụ thuộc vào các quá trình sinh thái tự nhiên này. Ở thời điểm hiện tại, vùng phía bắc của Lào đang khô hơn bình thường, trong khi phần lớn đông bắc Thái Lan cũng như miền trung và miền nam Lào ẩm ướt hơn bình thường. Trong khi phần lớn vùng đồng bằng ở Campuchia và ĐBSCL của Việt Nam có lượng mưa nhiều hơn trung bình. Với xu hướng nhiệt độ trái đất đang tăng dần qua từng năm nên phần lớn khu vực hạ lưu vực sông Mekong đang ấm hơn so với mức thông thường cùng thời điểm. Vào năm ngoái, khu vực sông Mekong đã trải qua một mùa khô nóng nhất từng được ghi nhận và mùa khô năm 2025 cũng không loại trừ khả năng nóng bằng hoặc thậm chí còn nóng hơn năm trước.
Các tác nhân chủ yếu gây cúm là các vi rút cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Trong các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, bệnh sởi hiện có xu hướng giảm so với tháng 12.2024, nhưng vẫn gia tăng cục bộ tại một số địa phương. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh sởi vẫn có xu hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới; cùng với đó, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính cũng gia tăng từ cuối năm 2024, nhất là tại các quốc gia trong khu vực Bắc bán cầu.Bộ Y tế lưu ý, hiện đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban... Bên cạnh đó, thời gian này cũng là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, thường xuyên tập trung đông người tại các địa điểm vui chơi, giải trí, khu vực công cộng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.Để chủ động công tác phòng chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế ngày 8.2 đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành tăng cường công tác phòng chống bệnh. Theo đó, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 116/CĐ-TTg ngày 14.11.2024 và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng để nhanh chóng kiểm soát tình hình.Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo ban quản lý các cụm, khu công nghiệp, các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí, các trung tâm thương mại, địa điểm công cộng và ngành giáo dục, các cơ sở giáo dục - đào tạo phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh.Đồng thời, cần đảm bảo vệ sinh môi trường, theo dõi sức khỏe của người lao động, trẻ em, học sinh và hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, hạn chế tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh. Bệnh cúm thường tiến triển lành tính, nhưng cũng có nguy cơ gây biến chứng nặng và nguy hiểm ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp, tiểu đường, người bị suy giảm miễn dịch, người già, trẻ em và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng, dẫn đến tử vong.Những người có nguy cơ mắc bệnh cúm và nguy cơ cao có biến chứng do bệnh cúm là: trẻ em từ 6 - 23 tháng tuổi và những người từ 65 tuổi trở lên; người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên bị bệnh tim hoặc phổi mãn tính, hen suyễn, bệnh chuyển hóa (ví dụ bệnh tiểu đường), bệnh thận mãn tính, hoặc suy giảm hệ miễn dịch; phụ nữ có thai trong mùa bệnh cúm; những người sống trong các nhà dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc dài hạn; những người tiếp xúc mật thiết với các bệnh nhân như cán bộ y tế, người cùng nhà với bệnh nhân…Bệnh cúm có thể nặng hơn ở những người có nguy cơ cao nêu trên. Tuy nhiên, nhiễm trùng nặng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm tuổi nào. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm phòng cúm hằng năm, đặc biệt với những người có nguy cơ cao biến chứng khi mắc cúm.(Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Bệnh viện Nhi T.Ư, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư)
Thể lệ cuộc thi viết chủ đề 'Món ngon Hà Nội'
Tại buổi lễ, thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam (Bộ Quốc phòng), cho biết trong 8 sĩ quan nhận các quyết định của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, có 6 sĩ quan sẽ triển khai tới phái bộ MINUSCA (Cộng hòa Trung Phi) để đảm nhiệm các vị trí: sĩ quan tham mưu huấn luyện, sĩ quan tham mưu trang bị, sĩ quan tác chiến, sĩ quan xử lý và phân tích thông tin tình báo, sĩ quan thông tin - truyền thông, sĩ quan tham mưu tình báo.Hai sĩ quan triển khai tới phái bộ UNMISS (Nam Sudan) đảm nhiệm vị trí sĩ quan tham mưu và vị trí quan sát viên quân sự.Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng khẳng định, các sĩ quan được triển khai lần này là những quân nhân ưu tú; đã tham gia huấn luyện bài bản, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của Liên Hiệp Quốc cũng như của Bộ Quốc phòng để thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Công tác chuẩn bị cho các sĩ quan lên đường đến nay cơ bản đã hoàn tất.Giao nhiệm vụ cho 8 sĩ quan, thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành, Trưởng ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, bày tỏ tin tưởng dù ở cương vị nào các sĩ quan cũng sẽ hoàn thành nhiệm vụ, xứng đáng là những sứ giả hòa bình của Việt Nam; góp phần lan tỏa phẩm chất tốt đẹp của người lính bộ đội Cụ Hồ, cũng như hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.Ông Chiến yêu cầu các sĩ quan phải bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ngoài địa bàn vì tình hình an ninh hết sức phức tạp, khó lường; tự tin thể hiện bản lĩnh, năng lực chuyên môn trước đồng nghiệp quốc tế.Ông Chiến lưu ý, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xa Tổ quốc, các sĩ quan cần nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục mọi khó khăn, chủ động, sáng tạo; giữ gìn đoàn kết nội bộ; hỗ trợ nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ.Đến nay, Việt Nam đã cử gần 1.100 lượt cán bộ, nhân viên tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại 3 phái bộ và Trụ sở Liên Hiệp Quốc. Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam đang tích cực chuẩn bị thành lập Đội Công binh số 4 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 7 để triển khai trong năm 2025.